Insurtech và tác động của nó tới các đơn vị bảo hiểm

Cùng với sự phát triển của mình, công nghệ đã và đang giúp định hình lại hình ảnh ngành bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã đưa công nghệ vào quy trình hoạt động, tạo ra một sự thay đổi lớn, ngay cả cách tiếp cận khách hàng.

Và khi nhắc tới chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm, chúng ta không thể không nhắc tới Insurtech (công nghệ bảo hiểm).
1. Insurtech – Công nghệ bảo hiểm là gì?

Định nghĩa Insurtech = Insurance (bảo hiểm) + Technology (công nghệ).
Nguồn ảnh: internet.

Insurtech là sự kết hợp của “Insurance” (bảo hiểm) và “Technology” (công nghệ), được lấy cảm hứng từ thuật ngữ fintech (Finance + Technology: công nghệ tài chính). Insurtech đề cập đến việc sử dụng các sáng tạo công nghệ để tận dụng các khoản tiết kiệm và hiệu quả từ mô hình ngành bảo hiểm hiện tại.

Ngành bảo hiểm cần sự đổi mới và đột phá. Insurtech đang khám phá các mảng kinh doanh mà các công ty bảo hiểm lớn có ít động lực để khai thác, chẳng hạn như cung cấp các chính sách tùy chỉnh, bảo hiểm xã hội và sử dụng các luồng dữ liệu mới từ các thiết bị kết nối internet đến việc tính phí bảo hiểm linh hoạt theo hành vi quan sát được.

Có thể vì sự kết hợp thú vị này, Insurtech không chỉ thu hút quan tâm của các công ty bảo hiểm, mà còn của các đơn vị khác trong ngành tài chính, ngân hàng số và các tập đoàn công nghệ, viễn thông.

2. Phân loại Insurtech

  • Phân loại theo nhóm khách hàng: B2C và B2B

Khi phân loại Insurtech theo các nhóm khách hàng, ta có thể chia ra thành hai nhóm khách hàng: cá nhân (B2C) và doanh nghiệp (B2B).

Insurtech B2C – cho khách hàng cá nhân

Các khách hàng cá nhân gặp phải hai thách thức lớn trong quá trình tìm kiếm, sử dụng dịch vụ bảo hiểm và xử lý các yêu cầu bồi thường:

  • Dịch vụ bảo hiểm analog – người tiêu dùng vẫn phải đi qua các quy trình dài và các giấy tờ tài liệu do các công ty bảo hiểm cung cấp.
  • Vẫn phải duy trì các đại lý bảo hiểm do lo ngại phải xử lý các quy định và quy trình rườm rà trong ngành bảo hiểm.

Từ đó, các Insurtech tập trung vào các giải pháp như:

  • Tự động hóa và số hoá – mua bảo hiểm trực tuyến một cách đơn giản, nhanh chóng và minh bạch. Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết phải duy trì các đại lý bảo hiểm.
  • Dữ liệu và phân tích – các công ty bảo hiểm số sử dụng các luồng dữ liệu từ các thiết bị kết nối để linh hoạt phí bảo hiểm tùy theo hành vi và lối sống của người tiêu dùng.
  • Bảo hiểm rủi ro trên không gian mạng (cyber- insurance) – có thể được cung cấp trực tiếp cho SMB, doanh nghiệp hay cá nhân.

Kết quả đem lại là Phí bảo hiểm thấp hơn và theo yêu cầu, bằng cách loại bỏ các đại lý bảo hiểm và những chi phí khác, các công ty khởi nghiệp có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng với mức phí thấp hơn và vẫn có lãi.

Insurtech B2B – cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác

Hiện các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Không có khả năng đánh giá đúng rủi ro dẫn đến tính phí quá cao với một số hợp đồng, do đó mất khách hàng, hoặc báo giá không đủ cao cho những người khác có mức độ rủi ro cao hơn; hay chi phí vận hành, kinh doanh liên tục tăng.

Do đó, các giải pháp mà Insurtech cung cấp cho các doanh nghiệp này là:

  • Tự động hóa và số hóa giúp cải thiện các quy trình nội bộ của các công ty bảo hiểm.
  • Phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) giúp nhân viên vận hành hoàn thành công việc của họ hiệu quả hơn và phát triển các chiến lược và cơ hội kinh doanh sáng tạo.
  • Bảo hiểm rủi ro trên không gian mạng (cyber- insurance) cung cấp giải pháp cho các công ty bảo hiểm muốn cung cấp bảo hiểm rủi ro trên không gian mạng (*một dạng tái bảo hiểm).

Kết quả đem lại là những thay đổi cơ bản trong cách các công ty bảo hiểm tạo ra và phân phối sản phẩm của mình: Hệ sinh thái số thay đổi nhanh chóng tạo nền tảng cho làn sóng lớn về đột phá của các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm cấp tiến, có tầm nhìn, hình dung để xác định lại vai trò và dịch vụ của mình bằng cách sử dụng các công nghệ Insurtech.

  • Phân loại theo các nhóm dịch vụ bảo hiểm truyền thống
5 nhóm Insurtech tương ứng với các dịch vụ bảo hiểm truyền thống.
Nguồn: Geektime InsurTech Report (tháng 5/2017)

Với xu hướng tác động của công nghệ và kỹ thuật số, Insurtech cũng đã thâm nhập và tìm kiếm các cơ hội đột phá trong các mảng bảo hiểm truyền thống. Cụ thể có 5 mảng mà các Insurtech khai thác theo 4 nhóm danh mục bảo hiểm truyền thống:

  1. Dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích: Các công ty từng tin tưởng vào các phân tích và thuật toán đơn giản đã khám phá, lý giải và truyền tải nhiều mô hình có ý nghĩa trong dữ liệu. Ngày nay, công nghệ cho phép các công cụ AI và máy học có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu và đưa ra các quyết định thông minh hơn. Các Insurtech này rất hữu ích với bảo hiểm nhân thọ và niên kim.
  2. Bảo hiểm được cung cấp trên các nền tảng số: web, di động, thiết bị kết nối internet (IoT), bao gồm cả các mạng xã hội. Tương ứng với tất cả các nhóm bảo hiểm nói chung.
  3. Internet vạn vật (IoT):Internet vạn vật (IoT) là các vật thực sự được kết nối với các ứng dụng điện tử, phần mềm, cảm biến. Sự kết nối sẽ cho phép các vật này thu thập và trao đổi dữ liệu. Các insurtech này tập trung trong mảng bảo hiểm tài sản & tai nạn (P&C).
  4. Bảo hiểm rủi ro trên không gian mạng (cyber- insurance):Việc bảo hiểm các hệ thống máy tính khỏi việc trộm cắp, hay các thiệt hại từ phần cứng, phần mềm, thông tin từ chúng, cũng như các đột phá và sai lệch trong dịch vụ mà chúng cung cấp. Đây là mảng bảo hiểm chưa thấy nhiều ở Việt Nam và rất đáng lưu ý, cân nhắc trong bối cảnh công nghệ và an ninh mạng đang là vấn đề nhức nhối, như gần đây nhiều người nổi tiếng bị hack facebook fanpage hay cá nhân, hoặc Thế giới di động, Vietnam Airlines bị lộ cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng và thẻ thanh toán,…
  5. Y tế và sức khỏe: Các phương thức công nghệ tiên tiến như thiết bị đeo tay, dữ liệu chung, sức khỏe di động (mhealth),… đã giúp thay đổi ngành bảo hiểm sức khỏe về việc đánh giá rủi ro và thiết lập hợp đồng. Rõ ràng ta thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa các Insurtech này với bảo hiểm y tế, sức khỏe truyền thống.

Dưới đây là bảng thông tin mô tả chi tiết hơn các Insurtech theo các nhóm dịch vụ bảo hiểm truyền thống, và ta có thể thấy mối liên hệ tương quan cũng như các công nghệ ứng dụng.

Bảng mô tả các nhánh Insurtech tương ứng với nhóm bảo hiểm truyền thống.
Dịch từ: Geektime InsurTech Report (05/2017)

Ngoài ra Greektime cũng đưa thêm các danh mục khác mà danh mục truyền thống chưa có: Điện toán đám mây (cloud, Saas); Phần mềm bảo hiểm; Bitcoin và Blockchain; Bảo hiểm P2P (peer-to-peer); Bảo hiểm SMB.

  • Phân loại Insurtech dưới góc nhìn của các nhà đầu tư

Dựa theo hai chỉ số lớn là tuổi đời của các Insurtech và quy mô được đầu tư, Venture Scanner chia Insurtech thành 14 danh mục. Con số thống kê tính tổng tới tháng 9/2018 khá hữu ích cho những người trong ngành bảo hiểm khi nghĩ tới các phương án hợp tác với Insurtech trong hệ sinh thái, với các tập đoàn công nghệ và cả các quỹ đầu tư, các khởi nghiệp trong mảng này.

Kết quả hình ảnh cho Danh mục 14 nhóm Insurtech theo tuổi đời và lượng vốn huy động trung bình. Nguồn: Venture Scanner tháng 11/2018
Danh mục 14 nhóm Insurtech theo tuổi đời và lượng vốn huy động trung bình.
Nguồn: Venture Scanner tháng 11/2018.

Theo đó 14 danh mục này gồm:

  1. Giáo dục về bảo hiểm (insurance education)
  2. Thu hút người dùng (user acquisition)
  3. Backend bảo hiểm (hệ thống vận hành phía sau)
  4. Nền tảng bảo hiểm P2P (người dùng-tới-người dùng)
  5. Quản lý người tiêu dùng (consumer management)
  6. Sản phẩm (product)
  7. So sánh bảo hiểm (insurance comparison)
  8. Dữ liệu bảo hiểm (insurance data)
  9. Chính sách cho nhân viên (employee benefits)
  10. Doanh nghiệp (enterprise)
  11. Tái bảo hiểm (reinsurance)
  12. Sức khỏe, y tế (health)
  13. Nhân thọ (life), nhà cửa (home), tài sản & tai nạn (P&C)
  14. Ô tô (auto)

Venture Scanner cũng cung cấp bức tranh tổng thể các ví dụ nổi bật về các Insurtech trong 14 danh mục đầu tư của họ.

  • Phân loại theo chuỗi giá trị của Insurtech.vc

Theo Mehrdad Piroozram, doanh nhân khởi nghiệp, nhà đầu tư, nhà sáng lập và quản lý của InsurTech.vc tại Cologne, Đức – và cũng là câu trả lời phổ biến trên Quora, có 5 nhóm Insurtech chính: trong mảng tiếp xúc với khách hàng, dữ liệu, quy trình, sản phẩm và big bang (tất cả chuỗi).

Phân loại Insurtech theo chuỗi giá trị với khách hàng.
Nguồn: Insurtech.vc.
  1. “Điểm tiếp xúc với khách hàng” (Customer touch points) (mạng xã hội, thiết bị di động và nền kinh tế chia sẻ). Khách hàng dần dần thích ứng với các xu hướng và công nghệ theo hướng tích cực. Điều này dẫn đến một khoảng cách giữa các công ty bảo hiểm và khách hàng và sẽ được lấp bởi Insurtech. Việc truy cập đang thay đổi và sử dụng nhiều kênh và phương thức mới. Ví dụ như nhà môi giới trực tuyến/di động Clark.
  1. “Dữ liệu” (Data) (Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dự đoán và Internet vạn vật) Trí thông minh nhân tạo có lẽ là một trong những lĩnh vực có tác động lớn nhất đến ngành bảo hiểm. Ở đây, các khởi nghiệp tận dụng sự đổi mới thông qua các điểm dữ liệu bổ sung (như Internet vạn vật) và các thuật toán dọc theo toàn bộ chuỗi giá trị. Khách hàng của Insurtech bao gồm chủ yếu là các công ty bảo hiểm, những người muốn đạt được lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: PredictiveBid sử dụng trí thông minh nhân tạo để thu hút người dùng trực tuyến, hay Cytora sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích rủi ro ngay tức thì, hoặc Atidot, giúp điều chỉnh danh mục bảo hiểm nhân thọ tổng thể cho những thay đổi cá nhân hóa của khách hàng.
  2. “Quy trình” (Phần mềm Dịch vụ SaaS, Blockchain, Thiết bị di động). Insurtech đang đột phá một phần của chuỗi giá trị và cung cấp cho các công ty bảo hiểm như một dịch vụ chia sẻ hay theo mô hình thuê bao (license), được hỗ trợ bởi các công nghệ và phương pháp mới nhất. Ví dụ như RightIndem, dựa trên báo cáo về bồi thường di động theo cách mới, hay như Optiopay chuyển các khoản thanh toán bồi thường thành các phiếu giảm giá cho các công ty bảo hiểm như một dịch vụ.
  3. “Sản phẩm” (internet vạn vật/ IoT, sản phẩm mới như drone – máy bay không người lái, Bảo hiểm theo mức độ sử dụng). Việc sử dụng công nghệ mới tạo ra những rủi ro mới hoặc kết hợp các sản phẩm. Drone hay các sản phẩm an ninh không gian mạng hiện là các lĩnh vực rất phổ biến về chủ đề này. Ví dụ có thể kể tới là @verifly cung cấp bảo hiểm drone theo mức độ sử dụng thông qua ứng dụng di động, và nền tảng middleware IOT relayr cung cấp bảo trì dự đoán cho máy móc hạng nặng.
  4. “Big Bang” Big Bang là việc tạo ra một công ty bảo hiểm số đầy đủ, như ví dụ của Sherpa ở Anh, Oscar Health ở Mỹ, hay Wefox/One ở Đức. Khi đó, toàn bộ chuỗi giá trị được tư duy lại, được khái niệm hóa và thiết lập lại. Danh mục này gồm các công ty bảo hiểm số tới các nhà cung cấp lâu đời (như Nexible) cũng như những người chơi mới gặp phải thách thức về thu hút người dùng và sự phức tạp của quy trình. Ví dụ điển hình là Lemonade Inc.